TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG TRÊN HEO CON
Hiện tượng tiêu chảy ở heo con xảy ra thường xuyên trong các trang trại, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất con giống và sự sinh trưởng bình thường của heo con. Vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
– Do trực khuẩn E.coli gây ra, loại vi khuẩn này thường xuyên có trong đường ruột của heo, nhưng chỉ gây bệnh khi gặp các điều kiện bất lợi:
– Stress nhiệt: môi trường nóng lạnh đột ngột, heo con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt , đặt biệt là heo con mới đẻ, cơ thể yếu và lạnh mà không được giữ ấm kỹ là điều kiện thuận lợi E.coli gây bệnh
- Môi trường chăn nuôi không đảm bảo: nền chuồng ẩm ướt, mất vệ sinh…
- Sức khỏe heo con yếu: không được bú sữa đầu, bú sữa không đủ…
– Thường xảy ra ở heo con từ 2 – 3 giờ sau khi sinh ra đến 21 ngày tuổi.
II. TRIỆU CHỨNG
– Thường thấy phân của heo con có màu trắng, xám vàng; từ sền sệt đến lỏng và có mùi tanh.
– Da nhăn nheo, lông dựng, mắt trũng, bỏ bú, nằm run rẩy.
– Niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh, thở nhanh.
– Nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời, heo con chết sau 3-5 ngày phát bệnh.
Heo Con Bị Tiêu Chảy Phân Trắng
III. BỆNH TÍCH
– Mổ khám thấy dạ dày giãn rộng, đường bề cong lớn bị chảy máu (xuất huyết). Dạ dày chứa đầy sữa đông vón không tiêu. Ruột non chứa đầy hơi, xuất huyết từng đoạn.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh và điều kiện chăn nuôi
– Vệ sinh nền chuồng sạch sẽ, dùng Antiviral MH hoặc Salcurb RME để sát trùng chuồng nái đẻ trước khi đẻ
– Ngay sau khi sinh, tất cả heo con phải được bú sữa đầu và được phủ ấm, sát khuẩn bằng bột lănCozy Dry. Như một chiếc áo giữ ấm và tinh dầu diệt khuẩn cho heo con, sử dụng bột lăn Cozy dry để rắc lên ổ úm giúp hút ẩm, khô thoáng, diệt khuẩn.
– Nhiệt độ ô úm đảm bảo ở 32 – 34 độ C, duy trì nhiệt độ như vậy trong 2 – 3 ngày, sau đó giảm dần nhiệt độ đến 25 – 28 độ C từ ngày thứ 8 đến khi cai sữa.
2. Tăng cường sức khỏe đường ruột cho heo con
– Sử dụng ClosTop sp pha nước quét lên vú heo mẹ hoặc bơm cho heo con hoặc rắc lên máng ăn tập ăn để bổ sung lợi khuẩn, ổn định hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Đối với heo tập ăn và sau cai sữa: sử dụng Acid hữu cơ Formaxol dry hoặc Acid Lac Premium dry để ổn định pH đường ruột, tạo môi trường phát triển cho lợi khuẩn, ức chế và tiêu diệt hại khuẩn; bổ sung lợi khuẩn từ sản phẩm Clostat HC hoặc Actipro. Giảm stress bằng Trace chromium Dry
– Trong trường hợp áp lực bệnh cao có thể sử dụng kháng sinh phòng Thumbvet colistin 20 (0.5kg/2 tấn)
V. BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
– Trước khi điều trị phải xác định rõ nguyên nhân, vừa điều trị nguyên nhân, vừa điều trị triệu chứng tiêu chảy trên heo con thì mới có kết quả.
– Sử dụng kháng sinh thảo dược BIODIAR dạng vòi bơm, chỉ cần bơm vào miệng heo con 1 bơm/ lần, 2 lần/ngày. Hiệu quả nhanh, dứt tiêu chảy chỉ sau vài giờ sử dụng, an toàn tuyệt đối với heo con.
– Có thể kết hợp với Thumbvet colistin 20 với liều 1kg/2 tấn thức ăn để tăng hiệu quả điều trị trong trường hợp bệnh nặng/
– Sử dụng ClosTop sp để tăng lợi khuẩn đường ruột và Electrodex để bổ sung điện giải giúp heo con bình phục nhanh hơn sau bệnh.
(Tác giả: Team Kỹ thuật – Marketing Minh Hưng)
Ghi chú: để biết thêm chi tiết các sản phẩm vui lòng chọn vào tên sản phẩm đã được in đỏ. Ví dụ: “Antiviral”