Bệnh heo tai xanh (PRRS, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo)

Ngày đăng: 25/05/2023 10:41 AM

    I. GIỚI THIỆU

    - Bệnh Tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở heo mọi lứa tuổi, bệnh lây lan nhanh, làm ốm và có thể gây chết nhiều heo. Heo nhiễm bệnh Tai xanh thường bị suy giảm miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh khác kế phát như Dịch tả heo, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, E. Coli, Liên cầu khuẩn, Mycoplasma,… đây là những nguyên nhân kế phát gây chết nhiều heo bệnh, gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay, bệnh này đã lây lan và trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi heo phát triển. Ở Việt Nam, bệnh Tai xanh đã xuất hiện tại nhiều địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

    - Tác nhân gây bệnh: Bệnh Tai xanh là do một loài vi rút PRRS thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA. Hiện nay, dựa trên việc phân tích cấu trúc gien và kháng nguyên, các nhà khoa học đã xác định được 2 chủng (týp): týp I gồm những vi rút thuộc dòng Châu Âu và týp II gồm những vi rút thuộc dòng Bắc Mỹ. Vi rút týp II gây bệnh trầm trọng hơn ở các nước Châu Á. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vi rút gây bệnh Tai xanh tồn tại dưới hai dạng, dạng cổ điển có độc lực thấp và dạng biến thể có độc lực cao, gây nhiễm và chết nhiều heo bỏ

    - Sự tồn tại của vi rút và đường truyền lây: Vi rút có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của heo mắc bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Ở các loại heo mẫn cảm, vi rút có thời gian tồn tại và được bài thải ra ngoài môi trường tương đối dài: ở heo mang trùng và không có triệu chứng lâm sàng, vi rút có thể được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, ở phân khoảng 28-35 ngày, ở huyết thanh khoảng 21-23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng 56-157 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày và đặc biệt ở huyết thanh của heo bị nhiễm bệnh sau 210 ngày vẫn có thể tìm thấy vi rút.

    - Sức đề kháng của vi rút: ở điều kiện môi trường có độ pH <5,5 hoặc >6,5 vi rút gần như mất tính gây bệnh; ở nhiệt độ 40C vi rút tồn tại được 120 giờ, 200C tồn tại trong 20 giờ, 370C tồn tại được 3 giờ, 560C tồn tại được trong vòng 6 phút. Vi rút cũng dễ dàng bị tiêu diệt bởi các hoá chất sát trùng thông thường như: vôi bột, chlorine, formon, iodine…

    - Vi rút có thể phát tán, lây lan thông qua các hình thức: trực tiếp: tiếp xúc với heo mắc bệnh, heo mang trùng, phân, nước tiểu, bụi, bọt nước, thụ tinh nhân tạo và có thể do heo rừng; gián tiếp: dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và dụng cụ bảo hộ lao động   mang trùng. Hình thức phát tán qua không khí (từ phân, chất thải mang vi rút), theo gió (có thể đi xa tới 3 km), nguồn nước bị ô nhiễm.

     

    II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

    - Heo nái giai đoạn cạn sữa: Khi bị nhiễm vi rút, heo thường biếng hoặc bỏ ăn từ 7-14 ngày, sốt trên 400C, thường sảy thai vào giai đoạn cuối, đẻ non, động đực giả, đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và viêm phổi.

    - Heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Bỏ ăn hoặc ăn ít, lười uống nước, lờ đờ hoặc hôn mê, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, thai gỗ, heo con chết ngay sau khi sinh, heo con yếu, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một vài đàn con số này có thể tới 30% tổng số heo con sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường.

    - Heo đực giống: Bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt trên 400C, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn, mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho heo con sinh ra nhỏ.

    - Heo con theo mẹ: Nhiều con chết yểu sau khi sinh, những con sống sót sau có thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, trên da có vết phồng rộp tiêu chảy nhiều, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy.

    - Heo con cai sữa và heo choai: Bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt trên 400C, ho nhẹ, lông xơ xác,.. tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh.

     

    III. BỆNH TÍCH

    - Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi: phổi viêm hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc (nhục hoá) trên các thuỳ phổi, cuống phổi chứa đầy dịch viêm sùi bọt, trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô, thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh.

    - Ngoài ra, bệnh tích cũng có thể thấy như: thận xuất huyết đinh ghim, hạch amidan sưng, sung huyết, não sung huyết, hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng.

    Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

     

    IV. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

    1. Phòng bệnh

    - Phòng bệnh bằng vaccine và các phương pháp an toàn sinh học sau:

    - Để đạt được bảo hộ cao từ vaccine, người chăn nuôi nên sử dụng Aleta GS trộn liên tực vào thức ăn trước khi đến lịch phòng bệnh 5-7 ngày. Ngoài ra, thường xuyên trộn Aleta GS 2-3 ngày/ tuần với liều 500g/ tấn thức ăn để nâng cao sức đề kháng.

    - Nâng cao sức khỏe đường ruột bằng men vi sinh Clostop Sp.

    - Chống stress, tăng tính thèm ăn bằng Trace chromium dry.

    - Sát trùng thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, chuồng trại… bằng Antiviral hoặc Vibazone. Hạn chế người ra vào trại. Không giết mổ động vật trong khu vực chăn nuôi.

     

    2. Điều trị

    - Tách riêng các cá thể mắc bệnh ra khỏi đàn và tiến hành tiêu độc khử trùng khu vực có vật nuôi mắc bệnh và nghi mắc bệnh; đồng thời tiêm vaccine và nâng cao sức đề kháng cho những con chưa mắc bệnh.

    - Tai xanh là bệnh do virus gây ra trên heo nên chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị, sử dụng kháng sinh để chống phụ nhiễm và kháng viêm, hạ sốt được khuyến cáo sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh.

    - Chọn một trong các loại kháng sinh sau: Enroflox 20% L.A; Agromycin 20 L.A; Vetamoxyl 20% L.A; Cefaject 5%.

    - Kháng viêm, hạ sốt nhanh, bảo hộ 48 giờ bằng Tolfen 8%.

    - Bổ sung dinh dưỡng nâng cao thể trạng bằng Hematofos B12 hoặc Aminoflex forte.

    - Kết hợp với phương pháp phòng bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị.

     

    (Tác giả: Team Kỹ thuật – Marketing Minh Hưng)

     

    Ghi chú: Để biết thêm chi tiết các sản phẩm vui lòng chọn vào tên sản phẩm đã được in đỏ. Ví dụ: “Antiviral”

    Danh mục
    Tin liên quan
    nongtien
    0
    Zalo
    Hotline