Bệnh sán lá gan trên gia súc nhai lại

Ngày đăng: 25/05/2023 10:46 AM

    I. GIỚI THIỆU

     

    Bệnh sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng gây hại trên gia súc nhai lại, do 2 loài Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây nên. Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người qua đường ăn uống.

    Bệnh thường ở thể mãn tính nên chỉ làm cho trâu, bò, dê, cừu gầy yếu, chậm lớn mà không gây ốm cấp tính hoặc chết ngay. Do không có biểu hiện bệnh rõ ràng và thời gian bệnh kéo dài khó nhận biết nên người chăn nuôi thường ít quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh, điều này vô tình làm cho mầm bệnh sinh sôi phát tán ra môi trường, khiến cho tình hình dịch tễ trong khu vực trở nên trầm trọng hơn.

    Gia súc mắc bệnh do ăn phải cỏ hoặc uống nước ở ao, hồ có nhiễm sán. Vòng đời của sán lá gan được thể hiện qua sơ đồ minh họa bên dưới:

     

    Sơ đồ minh họa vòng đời của sán lá gan.

    Nguồn: https://www.cdc.gov/dpdx/fascioliasis/modules/Fasciola_LifeCycle_lg.jpg

     

    Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, sán lá gây tổn thương mô gan, viêm gan, viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, tổn thương niêm mạc ruột non. Ngoài ra, sán còn hút máu gia súc để sinh trưởng và đồng thời tiết ra độc tố làm cho gia súc rối loạn các chức năng của cơ thể dẫn đến kiệt sức và có thể chết nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng suy nhược kéo dài ở gia súc mắc bệnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác kế phát. Ở nước ta, trâu bò bị nhiễm sán lá gan quanh năm và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35%, vùng đồng bằng khoảng 40 – 70 %. Bê, nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tính. Tùy theo vị trí địa lý, tập tính chăn nuôi của bà con nông dân mà tỷ lệ nhiễm bệnh và ảnh hưởng của bệnh tác động đến năng suất của vật nuôi khác nhau.

     

    II. TRIỆU CHỨNG

    Thường ở hai thể:

    Thể cấp tính: vật nuôi bỏ ăn, chướng hơi dạ cỏ, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân lỏng màu vàng xám, mùi tanh. Chỉ vài ngày sau, vật nuôi nhiễm bệnh nằm bệt không đi lại được, nếu không được điều trị kịp thời con vật có thể chết trong tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức. Hiện tượng này thường xảy ra ở bê, nghé dưới 1 năm tuổi.

    Thể mãn tính: Gia súc nhai lại bị bệnh sẽ gầy dần, cơ thể suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, dễ rụng, thường phù ở mi mắt, yếm ngực, nhai lại yếu, thiếu máu, chướng bụng nhẹ, tiêu chảy kéo dài, có khi táo bón, đôi khi có triệu chứng thần kinh. Gia súc cái mất dần khả năng sinh sản và cho sữa. Trâu, bò cho sữa bị bệnh thì lượng sữa giảm tới 20 – 50%. Gia súc có thể chết do kiệt sức.

     

    III. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

    Sử dụng Nitronix 34 tiêm định kỳ 2-3 lần/ năm, giúp phòng và điều trị sán lá trên gia súc nhai lại.

    Hoặc ABZ 20% sử dụng an toàn cho cho gia súc cái đang mang thai và cho sữa (không cần bỏ sữa khi sử dụng sản phẩm).

    Dùng E.M MHS 001 hoặc E.M MHS 002 ủ phân giúp tiêu diệt trứng giun sán. Kết hợp có các biện pháp diệt ốc là ký chủ trung gian truyền lây bệnh.

    Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tạo máu, kích thích tính thèm ăn cho gia súc mắc bệnh bằng Hematofos.

    Giải độc gan-thận, tăng cường chức năng gan bằng một trong các sản phẩm sau: Heparen detox, Profitect, Hepavit Liq.

    Bổ sung điện giải bằng Electrodex.

    (Tác giả: Team Kỹ thuật – Marketing Minh Hưng)

    Ghi chú: để biết thêm chi tiết các sản phẩm vui lòng chọn vào tên sản phẩm đã được in đỏ. Ví dụ: “Antiviral”

    Danh mục
    Tin liên quan
    nongtien
    0
    Zalo
    Hotline